Mọi người đang ngày càng quan tâm đến vấn đề lãng phí thực phẩm. Trên thực tế, gần một phần ba tổng số thực phẩm được sản xuất trên thế giới bị bỏ đi hoặc lãng phí vì nhiều lý do khác nhau, tương đương với gần 1.3 tỷ tấn mỗi năm. Không có gì ngạc nhiên khi các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ lãng phí nhiều lương thực hơn các nước đang phát triển. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), trong năm 2010, trung bình một người Mỹ tạo ra khoảng 99 kg chất thải thực phẩm. Nhiều người cho rằng rác thải thực phẩm chẳng có gì ảnh hưởng tới cuộc sống, họ chỉ tiêu tiền mà họ có và không phiền với việc bỏ phí chúng. Tuy nhiên không chỉ tốn tiền, rác thải thực phẩm mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường, chứ không vô hại như nhiều người nghĩ. Thực phẩm sau khi được gửi đến các bãi chôn lấp, sẽ thối rữa, phân hủy và tạo ra khí mêtan, là khí nhà kính phổ biến thứ hai. Nói cách khác, việc vứt bỏ thức ăn sẽ góp phần làm thay đổi khí hậu. Bài viết này chia sẻ những mẹo giúp giảm bớt tình trạng lãng phí thực phẩm mà bạn nên tham khảo và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
1. Mua sắm thông minh
Hầu hết mọi người có xu hướng mua nhiều thực phẩm hơn mức thực cần. Mặc dù mua số lượng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi mua sắm nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp mua sắm này dẫn đến lãng phí thực phẩm nhiều hơn. Để tránh mua nhiều thực phẩm hơn mức bạn cần, hãy duy trì việc mua sắm vài ngày một lần thay vì đi mua sắm hàng loạt một lần mỗi tuần. Hãy dành thời gian sử dụng hết số thực phẩm bạn đã mua trước khi mua thêm. Ngoài ra, hãy thử lập danh sách các mặt hàng bạn cần mua và chỉ mua theo đúng danh sách đó. Điều này sẽ giúp bạn giảm mua sắm theo cảm hứng và giảm lãng phí thực phẩm.
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Bảo quản không đúng cách dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm vô cùng lớn. Theo Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, khoảng 2/3 rác thải sinh hoạt tại Vương quốc Anh là do thực phẩm bị hư hỏng. Nhiều người không biết cách bảo quản trái cây và rau quả, điều này có thể dẫn đến chúng chín sớm và cuối cùng là bị hỏng. Ví dụ, không bao giờ được cho khoai tây, cà chua, tỏi, dưa chuột và hành tây vào tủ lạnh. Những loại thực phẩm này nên được giữ ở nhiệt độ phòng. Tách thực phẩm tạo ra nhiều khí ethylene khỏi những thực phẩm không tạo ra khí ethylene là một cách để ngăn thực phẩm bị hỏng sớm. Ethylene thúc đẩy quá trình chín trong thực phẩm và làm thực phẩm hỏng sớm. Thực phẩm tạo ra khí ethylene trong quá trình chín bao gồm: Chuối, Bơ, Cà chua, Dưa vàng, Trái đào, Lê, Hành. Để những thực phẩm này tránh xa các sản phẩm nhạy cảm với ethylene như khoai tây, táo, rau lá xanh, quả mọng và ớt để tránh bị hư hỏng sớm.
3. Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ hoàn hảo hơn khi mua sắm hợp lý
Bạn có biết rằng việc lục tung một thùng táo cho đến khi tìm được quả trông hoàn hảo nhất sẽ góp phần gây lãng phí thực phẩm? Vì ai cũng thích những thứ đẹp đẽ, và để lại những thực phẩm trông không đẹp bằng. Mặc dù giống hệt nhau về hương vị và dinh dưỡng, những loại trái cây và rau quả được gọi là “xấu xí” vẫn bị bỏ qua và thay bằng những sản phẩm đẹp mắt hơn. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với trái cây và rau quả hoàn hảo đã khiến các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn chỉ mua những sản phẩm hoàn hảo từ nông dân. Điều này dẫn đến hàng tấn thực phẩm hoàn toàn tốt sẽ bị lãng phí. Đó là một vấn đề lớn đến mức các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn như Walmart và Whole Foods đã bắt đầu giảm giá trái cây và rau quả “xấu xí” trong nỗ lực giảm lãng phí.
4. Tiết kiệm thức ăn thừa
Không chỉ những ngày lễ mới có nhiều thức ăn thừa, mà kể cả những ngày thường, thức ăn thừa thường bị bỏ quên trong tủ lạnh, sau đó bỏ đi khi hỏng. Cất giữ thức ăn thừa trong hộp thủy tinh trong, thay vì đựng trong hộp mờ, giúp đảm bảo chúng sẽ không bị lãng quên. Nếu bạn nấu nhiều và thường xuyên có thức ăn thừa, hãy chỉ định một ngày để sử dụng hết những gì đã tích trữ trong tủ lạnh. Hãy coi việc sáng tạo món ngon từ thức ăn thừa là một thử thách thú vị để đồ ăn thừa không còn là thừa thãi.
5. Đừng gọt vỏ hoặc bỏ da thịt
Mọi người thường có thói quen gọt bỏ vỏ của trái cây vì lo ngại chúng không được sạch sẽ. Đây là một điều đáng tiếc, vì rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ở phần vỏ hoa quả. Ví dụ, vỏ táo chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm hợp chất có trong vỏ táo được gọi là triterpenoids. Chúng hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể và có khả năng chống ung thư. Bên cạnh vỏ hoa quả, da động vật chẳng hạn da gà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, vitamin B, protein và chất béo lành mạnh. Hơn nữa, da gà là nguồn cung cấp selen chống oxy hóa tuyệt vời, giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Những lợi ích này không chỉ giới hạn ở da gà và táo. Vỏ khoai tây, cà rốt, dưa chuột, xoài, kiwi và cà tím cũng có thể ăn được và cực kỳ bổ dưỡng. Không chỉ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà việc này còn có những tác động tích cực tới môi trường bằng việc hạn chế rác thải.
6. Làm nước dùng
Chế biến nước dùng là một cách dễ dàng để chế biến thức ăn thừa. Xào các phần còn lại rau củ như ngọn, thân, vỏ và bất kỳ phần nào còn sót lại với một ít dầu ô liu hoặc bơ, sau đó thêm nước và đun nhỏ lửa thành nước dùng từ rau củ với vị ngọt thanh. Rau không phải là thứ duy nhất có thể biến đổi thành một món nước dùng thơm ngon. Thay vì để thịt gà hoặc xương thịt còn sót lại trong bữa tối của bạn bị lãng phí, hãy ninh chúng với rau, gia vị thảo mộc và nước.
7. Kiểm soát khẩu phần ăn
Ăn quá nhiều là một vấn đề đối với nhiều người. Đảm bảo khẩu phần ăn của bạn nằm trong phạm vi lành mạnh không chỉ giúp giảm cân mà còn giảm lãng phí thực phẩm. Mặc dù bạn không quan tâm lắm về việc lãng phí thức ăn, nhưng hãy nhớ rằng rác thải thực phẩm có tác động lớn đến môi trường. Hãy để ý hơn đến việc bạn thực sự đói như thế nào và thực hành kiểm soát khẩu phần là những cách để giảm lãng phí thức ăn. Bạn có thể chọn từ nhiều công thức nấu ăn được các chuyên gia dinh dưỡng phê duyệt và các lựa chọn ăn kiêng, bao gồm keto, low carb, thuần chay, chay, pescatarian và flexitarian.
8. Tận dụng tủ đông tối đa
Đông lạnh thực phẩm là một trong những cách dễ nhất để bảo quản. Ví dụ, các loại rau củ quả để dùng trong sinh tố và các công thức nấu ăn khác. Phần thừa của các loại thảo mộc có thể được trộn với dầu ô liu và tỏi băm nhỏ, sau đó đông lạnh trong khay đá viên để sử dụng trong các món xào nấu. Bạn có thể đông lạnh thức ăn thừa từ các bữa ăn để có hạn sử dụng lâu hơn, đảm bảo hương vị và dinh dưỡng khi bạn nấu chúng lại.
9. Quản lý hạn sử dụng của thực phẩm
Có một sự thật là hầu hết thực phẩm đã hết hạn sử dụng vẫn an toàn để ăn. Hạn sử dụng được sử dụng để thông báo cho các nhà bán lẻ khi sản phẩm nên được bán sớm hoặc chuyển khỏi kệ hàng. “Best by” là ngày gợi ý mà người tiêu dùng nên ưu tiên sử dụng thực phẩm trước. Và cả hai điều trên đều không có nghĩa là sản phẩm không an toàn để ăn sau ngày được nhà sản xuất in trên bao bì. Do đó để tránh việc lãng phí thực phẩm, bạn nên kiểm tra thực phẩm một cách cẩn thận trước khi vứt chúng đi chỉ vì lỡ quá hạn sử dụng 1-2 ngày.
10. Chuẩn bị bữa trưa hàng ngày
Mặc dù đi ăn trưa với đồng nghiệp hoặc dùng bữa ở nhà hàng yêu thích thì vui, nhưng nó cũng tốn kém và góp phần gây lãng phí thực phẩm. Một cách hữu ích để vừa tiết kiệm tiền và vừa giảm lượng khí thải carbon của bạn là mang theo bữa trưa đi làm. Nếu bữa tối còn thừa thức ăn, hãy biến chúng thành một bữa trưa thịnh soạn, đầy đủ và lành mạnh.
11.Chăm sóc cơ thể bằng nguyên liệu tự nhiên
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền và tránh các hóa chất có hại tiềm ẩn trong một số sản phẩm chăm sóc da, hãy thử làm tẩy tế bào chết hoặc mặt nạ tại nhà bằng các loại rau củ có sẵn. Chẳng hạn, bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và vitamin E, giúp chúng trở thành một chất bổ sung hoàn hảo cho mặt nạ tự nhiên. Kết hợp bơ chín với một chút mật ong để có một hỗn hợp dùng cho mặt hoặc tóc. Trộn bã cà phê với một chút đường và dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết toàn thân. Bạn cũng có thể đắp túi trà đã qua sử dụng mát hoặc những lát dưa chuột thừa lên mắt để giảm bọng mắt. Hãy tối đa các công dụng của thực phẩm để tối thiểu nhất lượng rác thải ra môi trường.
Hãy nhớ không chỉ có rác thải từ từ nilon, nhựa, hay các chất hóa học mới gây hại cho môi trường, mà tất cả rác thải gia đình thông thường cũng tạo ra rất nhiều khí thải ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển.