Cho dù bạn vừa học làm bếp hay đã thành thạo nhiều năm, việc mắc lỗi là đều thường gặp và không tránh khỏi, nhất là khi bạn nấu vội, lười một chút hoặc đơn giản là mới tập nấu nướng. Bạn có thường mắc lỗi như vậy không? Một số bí quyết sau giúp bạn hoàn thiện hơn kỹ năng bếp của mình nhé!
1. Không đọc hết công thức trước khi bắt đầu nấu
Có thể do bạn đang quá hào hứng đọc công thức và bắt tay thực hiện ngay mà không cần để ý những phần sau. Vấn đề chính là có một số công thức không được viết theo thứ tự đúng, Hay sẽ thật tệ nếu như bạn làm nửa chặng đường rồi thì phát hiện ra mình đã bỏ xót (thiếu) một vài nguyên liệu.
Tip: Ghi nhớ trước khi làm điều gì, hãy đọc toàn bộ công thức trước tiên. Điều này giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng mọi nguyên liệu và dụng cụ cần thiết.
2. Dùng sai thớt
Chắc rồi, những chiếc thớt nhỏ xinh bên cạnh việc dùng thái lát trái cây hoặc chuẩn bị những nguyên liệu trang trí đồ uống, thì nó không thực hữu dụng. Hãy xem chẳng hạn bạn cần chặt nguyên 1 con gà, chiếc thớt trở nên quá trật trội, hiệu quả và an toàn.
Tip: Hãy đầu tư chiếc thớt đủ lớn để bạn thao tác thái , chặt thoải mái.
3. Dùng sai dao
Trước khi lấy dao, hãy nghĩ xem bạn sẽ dùng chúng như thế nào. Bạn cần dùng để đập giập thực phẩm nhỏ như tỏi? hay sơ chế những thực phẩm lớn hơn như gà nguyên con? Có thể bạn thường yêu thích sử dụng dao gọt đa năng, nhưng đó ại không phải là chiếc dao đa dụng, nhất là không thích hợp để dùng cho những thực phẩm kích cỡ lớn.
Tip: Việc làm bếp sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn dùng đúng loại dao. Nếu không, bạn có thể tạm coi chiếc dao đầu bếp chính là chiếc dao đ a dụng nhất. , giúp bạn thái thịt, cắt lát rau củ, cắt nhỏ rau thơm…tại nhà. Tuy nhiên, chiếc dao này cũng không thể thay thế một số dao chuyên dụng như dao răng cưa cắt bánh mì, bánh ngọt. hay chiếc dao gọt củ quả khi cần thao tác trên những nguyên liệu kích cỡ nhỏ.
4. Để bàn làm bếp quá bừa bộn
Điều này không chỉ khiến bạn thiếu hụt không gian hay giảm hiệu quả nấu nướng, mà còn tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm.
Tip: Hãy ghi nhớ giá trị của việc giữ không gian bếp gọn gàng. Khi bạn càng tổ chức khoa học bếp núc thì công việc của bạn trong bếp càng rtiết kiệm được thời gian, hãy giữ chiếc bát để rác ngay cạnh thớt là một động tác tiết kiệm khá thời gian dọn rửa của bạn.
5. Cho thực phẩm vào chảo/nồi còn lạnh
Trong phần lớn trường hợp, các tốt nhất là làm nóng chảo sau đó mới cho dầu ăn và thực phẩm.
Thậm chí có bạn cho dầu, thực phẩm vào chảo, rồi mới bật bếp. Đó là sai lầm tai hại. khiến thức ăn ngấm dầu mỡ, chưa kể nguy cơ dính chảo khá cao.
Tip: Hãy chắc chắn chảo và dầu nóng trước khi cho thực phẩm vào. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế khả năng dính chảo, ngoài ra làm cho thực phẩm ráo dầu mỡ, bề mặt rán có màu đẹp.
6. Nấu luôn thịt mới lấy từ tủ lạnh
Sẽ không có vấn đề gì trừ khi bạn nấu thịt bò, lợn, gà, hoặc cá – Tuyệt đối không đưa thẳng thịt từ tủ lạnh vào lò/chảo nóng. Vì như vậy miếng thịt đó sẽ bị chín quá phía ngoài mà bên trong có thể vẫn sống.
Tip: Hãy lấy thịt và cá ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 15-20 phút trước khi nấu. khiến thực phẩm chín đều, ngon hơn.
7. Không nêm gia vị khi nấu
Quên nêm gia vị khi nấu là sai lầm tai hại làm món ăn của bạn nhạt nhẽo, mất cân bằng .
Tip: nêm đầy đủ gia vị làm nổi bật hương vị của các nguyên liệu trong món ăn vì vậy bạn hãy nhớ cho gia vị vào sớm sẽ ngấm tốt hơn là khi gần tắt bếp. Các hương vị món ăn có thời gian quện đều, cân bằng với nhau.
8. Nồi/chảo quá tải
Khi bạn nấu quá nhiều thực phẩm trong 1 nồi/chảo, cho dù nhiệt độ có thể không hạ thấp nhưng cũng khiến tiết xuất nhiều nước, làm thực phẩm bị hấp hơi và nấu không đều.
Tip: Dùng đúng cỡ chảo/nồi so với lượng thực phẩm cần nấu. Bạn có thể chia nhỏ số lần nấu, dùng chảo lớn hoặc 2 chảo/ nồi một lúc.
9. Không nếm khi nấu
Nấu mà không nếm gia vị xem như bạn viết 1 cuốn sách mà không làm hiệu đính. Đến khi vào bàn mới nếm khiến món ăn của bạn có khả năng thiếu gia vị hoặc mất cân bằng hương vị.
Tip: Hãy nêm nếm ngay khi nấu để kịp điều chỉnh gia vị cần thiết. Đừng ngại thử, thử và thử nhé!
10. Không để món thịt nghỉ sau khi nấu
Bạn đang đói ngấu nghiến và sốt sắng dùng bữa ngay, nhưng việc lấy thịt bò bít tết ( thịt gà , thăn lợn, …) ra khỏi lò khi và nướng xong là 1 sai lầm nghiêm trọng. Khi thái , nước từ thịt sẽ chảy xuống thớt hoặc đĩa.
Tip: Khi bạn nướng thịt trên vỉ, lò, hãy để nghỉ ở nhiệt độ phòng ít nhất 5 phút( 20 phút với gà nguyên con) để nước thịt có thời gian ngấm đều , món thịt của bạn sẽ mềm, ngọt hơn nhiều đấy. Nếu bạn lo ngại món ăn bị nguội, đơn giản chỉ cần bọc kín lại với 1 chút giấy bạc.
Chúc bạn vui vào bếp và nấu những món ăn ngon!
Bài viết và ảnh tham khảo tại trang thekitchn
Kitchen Art Store & Studio Số 38, phố Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội (rẽ trái từ đường Xuân Diệu). Điện thoại: Bán lẻ: 4-6.6802770 / Doanh nghiệp: 4-6.6802771 Email: [email protected] Website: www.kitchenart.vn Facebook: www.facebook.com/KitchenArtVN