Con người đã sử dụng gừng để điều trị bệnh từ hàng ngàn năm nay, và cũng là để thêm hương vị cay nồng vào các món ăn.
Gừng có nguồn gốc từ Châu Á và thuộc họ Zingiberaceae. Người ta thường sử dụng, chế biến củ và thân của gừng. Gừng cũng được coi là phương thuốc thảo dược cổ xưa mà mọi người sử dụng để chữa trị rất nhiều loại bệnh như viêm khớp, tiểu đường, ho, cảm lạnh, buồn nôn, …
Gừng được sử dụng đa dạng trong nền y học dân gian, bao gồm cả trà gừng. Bạn có thể làm trà gừng bằng các nấu phần củ đã gọt vỏ với nước hoặc sữa.
Bài viết này sẽ chỉ ra những lợi ích về mặt sức khỏe của việc uống trà gừng.
Trà gừng là gì?
Gừng là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất trên toàn thế giới, được sử dụng làm gia vị và thuốc. Trong y học dân gian, người ta thường sử dụng gừng để chữa ho và cảm cúm, cùng một số bệnh khác. Trà gừng được làm bằng cách nấu phần củ đã gọt vỏ với nước hoặc sữa.
Các loại dầu và hợp chất tạo nên mùi thơm và vị cay đặc trưng của gừng chiếm khoảng 1–4% củ gừng. Hai trong số các hợp chất này – gingerols và shogaols – được coi là các thành phần hoạt tính sinh học chính của gừng. Điều này có nghĩa là chúng đứng đằng sau hầu hết các lợi ích sức khỏe của gừng cũng như trà gừng
7 Tác dụng của trà gừng đối với sức khỏe
Giúp giảm say tàu xe
Y học dân gian cho rằng trà gừng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe, như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.
Một nghiên cứu năm 1988 trên 80 học viên hải quân không quen chèo thuyền ở những vùng biển lớn đã cho kết quả rằng những người sử dụng 1 gam gừng bột, đã giảm hẳn triệu chứng nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.
Làm giảm buồn nôn do ốm nghén hoặc hóa trị
Một số chuyên gia tin rằng gingerols trong gừng có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật.
Các nhà nghiên cứu cho rằng gừng có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả và rẻ tiền cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống cho những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất mà không thể dùng các loại thuốc thông thường.
Một nghiên cứu trên 92 phụ nữ cho thấy rằng gừng có hiệu quả hơn các loại thuốc tiêu chuẩn trong việc ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật do gây mê toàn thân.
Giúp kiểm soát huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ gừng với liều lượng 2–6 gam hàng ngày có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.
Gừng đã can thiệp bằng cách:
- Hạ huyết áp
- Giúp ngăn ngừa các cơn đau tim
- Giúp ngăn ngừa chứng máu đông
- Giảm chứng ợ chua
- Giảm cholesterol
- Cải thiện lưu thông máu
Giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng gừng có tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách:
- Tăng sinh nhiệt – cơ thể sản sinh nhiệt – giúp đốt cháy chất béo
- Tăng sự tiêu thụ chất béo để tạo năng lượng
- Ức chế việc lưu trữ chất béo
- Ức chế sự hấp thụ chất béo
- Giúp kiểm soát sự thèm ăn
Ngoài ra, gừng có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì bằng cách giảm mức insulin lúc đói, hemoglobin A1C và triglyceride. Hemoglobin A1C là một dấu hiệu về lượng đường trong máu của bạn trong 2-3 tháng qua
Góp phần giảm đau và viêm
Xem thêm: Cách làm trà gừng mật ong
Con người đã sử dụng gừng để điều trị chứng viêm trong nhiều thế kỷ, và bây giờ khoa học đã chứng minh phương pháp này cho một số công dụng nhất định.
Nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất trong gừng được gọi là gingerol và shogaol giúp giảm các dấu hiệu chống viêm. Gừng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng trong việc giảm đau do viêm xương khớp đầu gối.
Trà gừng cũng giúp giảm đau bụng kinh nếu bạn uống vào đầu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả tương đương hoặc hơn so với thuốc giảm đau thông thường.
Có các đặc tính chống ung thư
Các nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu là do hàm lượng gingerol và shogaol của nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gingerol và shogaol góp phần vào đặc tính chống ung thư của gừng bằng cách gây chết tế bào và ngăn chặn sự nhân lên và phát triển của tế bào ung thư.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng gừng có thể ảnh hưởng đến một số loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tụy, ruột kết, đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Bảo vệ não của bạn
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gừng với việc chống lại căng thẳng oxy hóa và viêm – hai yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các bệnh thoái hóa não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy gingerol và shogaol có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng não do tuổi tác do đặc tính chống oxy hóa của chúng.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất gừng có thể làm tăng khả năng sống sót của tế bào chống lại beta-amyloid – một loại protein có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer có thể gây ra độc tính trong tế bào não