Các dụng cụ nhà bếp sử dụng lâu ngày có thể chưa hỏng song sẽ có những tác động không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình. Dưới đây là 6 dụng cụ nhà bếp mà bạn cần lưu ý thay thế ngay khi phát hiện những dấu hiệu hư hại hay đã quá thời hạn sử dụng.
Thìa gỗ: SAU 5 NĂM
Hoặc khi phát hiện thấy có vết nứt, đổi màu, ẩm mốc. Việc cần làm là dừng sử dụng ngay những chiếc thìa gỗ này vì chúng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn như E.coli trú ngụ và khó làm sạch.
Phới mềm Spatula: SAU 2 NĂM
Hoặc khi chúng bị trầy xước sâu, gãy, chảy hoặc đổi màu. Thực tế, không có gì buồn hơn khi thấy chiếc phới màu trắng sạch sẽ của bạn giờ bị nhuộm sang màu vàng cam phải không?
Dao gọt: SAU 2 NĂM
Hoặc khi bạn thấy chúng bị sứt mẻ, cùn. Một cách để kéo dài tuổi thọ của dao là nên mài sắc mỗi tuần một lần với đá mài hay dụng cụ mài dao chuyên dụng.
Nồi chảo chống dính: SAU 2-3 NĂM
Hoặc khi bạn thấy lớp chống dính bị mài mòn hay khi món trứng rán của bạn biến chiếc chảo thành cơn ác mộng dọn dẹp thì đã đến lúc phải thay mới rồi. Một cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho nồi chảo chống dính là treo lên hoặc xếp chồng lên nhau với một tờ giấy nhà bếp xen giữa.
Thớt: SAU 3 NĂM
Hoặc ngay khi bạn nhìn thấy vết cắt sâu hoặc vết trầy xước trên mặt thớt, hãy bỏ nó đi. Và cũng chắc chắn rằng bạn luôn có sẵn thớt để cắt thái thịt riêng với rau củ quả, hay không dùng chung thớt thái đồ chín với đồ sống để tránh nhiễm vi khuẩn chéo.
Máy xay thực phẩm:
Bạn sẽ phải thay thế khi bị rơi vỡ hay phần mô tơ chẳng may nhúng phải nước, theo nhà sản xuất. Tuỳ từng kiểu máy, bạn cũng có thể thay mới lưỡi dao khi chúng bị cùn, mẻ.