Nếu đã làm bếp, chắc chắn bạn cũng sắm ít nhất một chiếc dao. Vậy làm thế nào để giữ cho chúng luôn sắc bén như ngày mới mua? Bạn sẽ nghĩ tới chiếc mài dao ngay tức khắc? Điều đó đúng nhưng chưa đủ! Bà Mari Sugai từ một tiệm dao ở New York, chuyên về các dòng dao Nhật sẽ cho chúng ta thêm kinh nghiệm đơn giản để giữ dao bền bỉ.
1. Không cho dao vào máy rửa bát.
Cho dao vào máy rửa bát khiến lớp bảo vệ bên ngoài dễ bong tróc và cùn lưỡi dao. Tệ hơn, điều đó có thể làm han gỉ lưỡi dao. Mari cảnh báo chiếc dao khi đó rất dễ bị mẻ nếu bạn mang mài.
Tốt hơn hết là bạn rửa sạch dao bằng nước và nước rửa chén, dùng khăn sạch lau khô và cất lên giá ngay khi dùng xong.
2. Cẩn trọng khi dùng mài dao
Mari tiết lộ: “Không nên dùng mài dao đối với những chiếc dao Nhật”. Mài dao chỉ tốt với những chiếc dao kiểu u vì chúng được làm từ thép mềm hơn so với dao Nhật, có lưỡi mỏng và cứng hơn. Nếu mài dao Nhật, bạn dễ làm mẻ chúng hơn.
Với những dao kiểu u, dùng mài dao có thể giúp làm sắc lưỡi dao ngay tức khắc. Nhưng theo thời gian, điều này cũng khiến dao cùn nhanh hơn.
Cách tối ưu nhất là dùng đá mài tại nhà và mang tới thợ mài dao chuyên nghiệp 1-2 lần/năm. Theo Mari, nhiều người rất ngại việc đó, nhưng nếu làm như vậy thì tốt hơn là phải dùng một chiếc dao cùn hay lưỡi dao bị biến dạng vì mài không đúng cách.
3. Chọn thớt phù hợp
Nếu bạn muốn giữ dao sắc bén, cũng cần lưu ý tới loại thớt sử dụng. Mari khuyến cáo mọi người nên dùng thớt cao su. Chất liệu gỗ cũng tốt, tuy nhiên chúng khó bảo quản hơn.
Các nhà hàng chọn thớt cao su với 2 lý do sau:
Cao su mềm hơn nhựa, kính hay gỗ, nên không gây sứt mẻ dao. Kính là chất liệu tệ nhất đối với độ bền của chiếc dao.
Cao su “hấp thụ” lực tốt nhất, như một tấm đệm giảm sốc cho tay cầm dao của bạn, giúp bạn bớt mỏi tay hơn khi cắt thái trong thời gian dài.
4. Không nên dùng một chiếc dao cho tất thảy mọi thứ
Những chiếc dao dù có tên “đa dụng” nhưng cũng không thể cắt thái tất thảy mọi thứ. Rất nhiều người sở hữu một chiếc dao đầu bếp (chef’s knife), dùng để cắt thái thực phẩm từ lớn đến nhỏ, từ băm, thái tới cắt nhỏ. Tuy nhiên theo Mari, việc dùng dao như vậy là không tốt, không nên bắt chiếc dao làm quá sức của nó, ví như một chiếc dao không thể chặt xương nếu nó chỉ thiết kế để thái thịt.
5. Bảo quản
Sau khi bạn rửa và lau khô dao, cần bảo quản dao trong giá cắm dao bằng gỗ hay nam châm chuyên dụng. Theo Mari, cần lưu ý 2 điều sau:
Giá cắm dao bằng gỗ rất hữu ích nhưng khi cắm dao vào nên cẩn thận mũi dao, tránh ấn mạnh tay khiến mũi dao bị cong, gãy. Nhiều người quên rằng bề mặt cứng như giá cắm dao có thể làm hỏng mũi dao.
Tương tự với thanh nam châm cắm dao. Bạn cũng nên cẩn thận khi lấy dao và gắn dao vào đó. Nếu thanh nam châm hút mạnh, chúng cũng có thể khiến lưỡi dao bị cong vênh.
6. Bọc dao
Cách tốt nhất bảo quản dao là dùng bọc dao – thường làm bằng gỗ hoặc nhựa. Nhưng gỗ là chất liệu lý tưởng nhất, giúp hút ẩm cho dao, bảo vệ dao khỏi va đập. Thêm nữa, cái bọc dao cũng sẽ khiến bạn tạo thói quen lau sạch dao và cắm dao vào thay vì vất nó ở bồn rửa.
Tham khảo thêm:
Cách chọn dao nhà bếp chất lượng
Điểm mặt 6 loại dao cơ bản trong nhà bếp.
Bài viết và ảnh tham khảo trên trang food52.
Kitchen Art Store & Studio, 36 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: Bán lẻ: 4-6.6802770 / Doanh nghiệp: 4-6.6802771
Email: [email protected]
Website: www.kitchenart.vn
Online store: www.store.kitchenart.vn
Facebook: www.facebook.com/KitchenArtVN